Nguồn cung bất động sản có xu hướng giảm trong khi số lượng giao dịch thành công tăng cao, giá bất động sản nhà ở tăng giá, dù mức tăng chưa đến 1%. Giá cho thuê bất động sản khu công nghiệp tăng 9%, bất động sản du lịch không thay đổi. Bộ Xây dựng khẳng định trên cơ sở đánh giá các yếu tố vĩ mô cũng như các chỉ số cụ thể của thị trường, thị trường bất động sản trong quý II đang dần hồi phục.
Nguồn cung có xu hướng giảm, giá bất động sản đi ngang
Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, trong quý II, cả nước có 94 dự án với 19.543 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Trong đó, Hà Nội có 16 dự án, với tổng số 7.408 căn nhà, giảm 21,3%, TP HCM có 8 dự án, với tổng số 3.958 căn nhà, giảm 40% so với quý I.
Số nhà ở hoàn thành, đủ điều kiện bán trong quý II hạn chế. Tại nhiều địa phương trên cả nước, nguồn cung nhà ở có xu hướng giảm so với quý trước và cùng kỳ năm 2019.
Cả nước có 29.674 giao dịch bất động sản thành công. Trong đó, 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP HCM ghi nhận lần lượt 1.354 và 3.958 giao dịch thành công.
 
Qúy II, sản phẩm giao dịch thành công bình quân trên cả nước bằng khoảng 130-140% so với quý I .
 Ảnh: Thủy Tiên
 
Lượng sản phẩm giao dịch thành công trong quý II bình quân trên cả nước bằng khoảng 130-140% so với quý I do các doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng, bám sát các chính sách hỗ trợ của Chính phủ sau thời gian giãn cách xã hội
Giá bán nhà ở trên thị trường không có xu hướng giảm mà vẫn tăng so với cuối năm 2019. 
Cụ thể, tại Hà Nội giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,16% so với quý I, các phân khúc cao cấp, trung cấp, bình dân ghi nhận tăng giá nhẹ, khoảng 0,3 - 0,8%. Nhà ở riêng lẻ cũng ghi nhận tăng, dù không đáng kể, khoảng 0,01% so với quý trước.
Tại TP HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,25%, nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,15% so với quý I.
Bất động sản công nghiệp tăng giá 9%
Mặc dù đại dịch Covid-19 gây ra những khó khăn tạm thời cho các doanh nghiệp, bất động sản công nghiệp nói chung vẫn thu hút khách thuê, giá thuê bất động sản công nghiệp tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có lượng mới mở bán rất ít, giá bất động sản du lịch vẫn không thay đổi so với năm 2019.
Đối với thị trường mặt bằng bán lẻ, do ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh, khó khăn trong kinh doanh, nhiều mặt bằng bị trả lại hoặc các bên có sự đàm phán, điều chỉnh giảm khoảng 30-50% so với giá thuê trước đây, số mặt bằng trống tăng dần.
Còn phân khúc mặt bằng cho thuê, không chỉ ở Hà Nội mà cả TP HCM, loại hình nhà phố, nhà riêng cho thuê đều đang gặp khó khăn. Giá thuê nhà mặt phố, nhà riêng tiếp tục giảm tại nhiều quận huyện ở cả hai thành phố. Ở Hà Nội giá chào thuê nhà phố, nhà riêng giảm từ 2-7% trong khi tại TP HCM giảm 5-16% so với quý trước.
Bộ Xây dựng khẳng định trên cơ sở đánh giá các yếu tố vĩ mô cũng như các chỉ số cụ thể của thị trường, thị trường bất động sản trong quý II đang dần hồi phục.
"Mặc dù còn có một số khó khăn, nhưng thị trường bất động sản vẫn có nhiều cơ hội hồi phục và phát triển, được thể hiện ở các yếu tố như nhu cầu về các loại bất động sản nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh, trong các khu công nghiệp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng… vẫn còn lớn", trích báo cáo.
Chính phủ đã và đang tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu ban hành nhiều chính sách mới hỗ trợ thị trường bất động sản, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành sẽ góp phần giải quyết những vướng mắc tồn đọng đối với các dự án từ năm 2019 trở về trước.
Theo Lâm Tùng
Người đồng hành
 

Tin liên quan

24/07/2020
Kịch bản nào cho thị trường bất động sản hậu Covid-19?

Theo các chuyên gia, kịch bản của BĐS 6 tháng cuối năm phụ thuộc vào tình hình kiểm soát Covid-19, có thể 3-4 năm tới thị trường sẽ lập đỉnh mới.

17/07/2020
Bất động sản TP.HCM: Phân khúc nào sẽ là tiềm năng cho 6 tháng cuối năm?

Hai phân khúc được Savills Việt Nam nhận định sẽ có tiềm năng phát triển trong 6 tháng cuối năm 2020, là căn hộ dịch vụ và biệt thự/nhà phố.

10/07/2020
Vì sao thị trường BĐS đang chững lại?

Một số chuyên gia địa ốc cho rằng, lúc này thị trường BĐS cần được hỗ trợ “bơm tiền” ngoài việc tháo gỡ vướng mắc các chính sách để kích hoạt các hoạt động. Các gói hỗ trợ mới, đặc biệt là gói tín dụng trung và dài hạn sẽ là “phao cứu sinh” để BĐS phục hồi, thúc đẩy quá trình phục hồi của nền kinh tế.