Theo các chuyên gia, sau cơn sốt đất nhà đầu tư (NĐT) sẽ “bình tĩnh” hơn khi vào thị trường, họ sẽ cân đối lại dòng tiền và tìm phân khúc an toàn để “xuống tiền”. Vậy, phân khúc nào sẽ tiếp tục được NĐT quan tâm trong thời gian tới?
Theo một chuyên gia BĐS, không thể phủ nhận, Covid -19 và cơn sốt đất "hạ nhiệt" tạo nên ảnh hưởng kép tiêu cực đến thị trường BĐS, khiến tâm lý nhà đầu tư dao động. Tuy nhiên, ảnh hưởng của hai yếu tố này chỉ là tạm thời, không đáng quan ngại và không ảnh hưởng nhiều đến thị trường BĐS trong dài hạn. Bởi lẽ, BĐS luôn là lựa chọn hàng đầu của người Việt so với các kênh đầu tư như vàng, tiền ảo, chứng khoán hay gửi tiết kiệm. Do đó, sẽ không có chuyện NĐT ngần ngại "găm tiền" vào BĐS sau cơn sốt đất. Nếu dịch được kiểm soát, thị trường giữa năm đến cuối năm sẽ bật dậy, phục hồi và sôi nổi. Tuy nhiên sẽ không thể bằng giai đoạn đầu năm.
Hậu sốt đất và Covid là thời điểm để NĐT đánh giá lại toàn diện thị trường và sắp xếp các danh mục đầu tư phù hợp. Bên cạnh đó, đa phần các nhà đầu tư sẽ thêm một lần thận trọng và "bĩnh tĩnh" hơn trước những thông tin quy hoạch, là bài học cần thiết để thị trường BĐS phát triển theo hướng minh bạch, bền vững hơn.
Cùng quan điểm, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho hay, qua thời gian sốt đất điên đảo, NĐT cũng dần "trưởng thành" hơn, từng bước có thêm nhiều kiến thức chuyên sâu và không dễ bị tác động bởi các thông tin không chính thống. Cùng với đó, các quy định pháp lý dần được hoàn thiện giúp cơ quan chức năng điều tiết và quản lý thị trường hiệu quả hơn.
 

Điều đó cũng có nghĩa rằng bộ phận người môi giới muốn tạo tin đồn và hiệu ứng đám đông để trục lợi cũng dần dần không dễ dàng "hoành hành" như trước đây nữa. Tuy vậy, nguy cơ sốt đất là vẫn còn và các kịch bản ứng phó vẫn rất cần thiết. NĐT vẫn tìm đến BĐS để "bỏ tiền", trong đó phân khúc đất nền, theo ông Jackson, vẫn có một bộ phận nhà đầu tư đất nền muốn tìm kiếm lợi nhuận từ phân khúc này. Đặc biệt, ở những địa phương mới bắt đầu phát triển, quỹ đất còn nhiều thì đất nền vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn vì tỷ suất lợi nhuận tốt (so với phân khúc căn hộ), mức giá phải chăng, giúp nhà đầu tư có một kênh để điều tiết dòng tiền hiệu quả.
"Ngoại trừ các địa phương có hiện tượng sốt đất, còn lại ở các khu vực khác, các chỉ số cơ bản của thị trường BĐS như: nguồn cung, tín dụng hỗ trợ người mua nhà, lượng giao dịch mua bán thực tế… vẫn khá lạc quan. Đồng thời với nhiều tháo gỡ khó khăn trong cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục về đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS thì có thể tin rằng thị trường BĐS vẫn đang và sẽ phát triển ổn định", chuyên gia Colliers Việt Nam nhấn mạnh.
Tại buổi tọa đàm trực tuyến diễn ra mới đây, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, nếu như so với những kênh khác như chứng khoán, vàng… BĐS vẫn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả và dễ sinh lời. Tuy nhiên, việc lựa chọn đầu tư vào chung cư, nhà phố hay đất nền sẽ quyết định biên độ lợi nhuận khác nhau.
The ông Đính, đối với căn hộ chung cư, phương thức thanh toán của loại hình này khá linh hoạt, NĐT có thể trả góp theo nhiều đợt. Hơn nữa ngân hàng còn hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp tối đa 70% giá trị của căn hộ.
Trong khi đó, loại hình đất nền, nhà đầu tư cần phải có nhiều vốn nhưng khả năng thanh khoản, sinh lời của loại hình BĐS này tốt, đồng thời khả năng rớt giá của nhà đất cũng khá thấp, bởi nó ít chịu những tác động xấu theo chu kỳ tăng trưởng trên thị trường. Tuy nhiên, tính pháp lý của đất nền tại một số khu vực hiện vẫn chưa rõ ràng, điều này đã khiến NĐT dễ gặp phải rủi ro nên khi đầu tư cần chú ý.
Theo hầu hết các chuyên gia, theo dõi thị trường từ lâu, đặc biệt trong năm 2020, chung cư là sản phẩm thu hút nhiều sự quan tâm của các NĐT. Mặc dù lượng giao dịch giảm, nhưng giá bán chung cư tại Hà Nội và Tp.HCM đều tăng từ 3-5%, đặc biệt tại Tp.HCM có những dự án tăng 15-20%/năm.
"Với phân khúc chung cư giá 2-3 tỉ đồng vẫn được khá nhiều NĐT lựa chọn trong bối cảnh dịch bệnh hay biến động của thị trường", một chuyên gia trong ngành khẳng định.
Như vậy, sau cơn sốt đất, NĐT vẫn tìm đến BĐS, đó là thực tế. Tuy vậy, dòng tiền của các NĐT chậm dãi hơn, chắc chắn hơn. Bên cạnh chung cư thì đất nền, nhà phố, biệt thự (nằm trong các KĐT quy mô) vẫn nhận được sự chú ý của NĐT cá nhân.
Bà Trang Bùi, Giám đốc Cấp cao Thị trường JLL Việt Nam cho rằng, một phân khúc BĐS được dự báo sẽ tiếp tục là xu hướng và ưa chuộng có thể kể đến đất nền. Dù không còn đa dạng sự lựa chọn như trước đây nhưng loại hình này vẫn được nhà đầu tư "săn lùng" để sở hữu. Những BĐS đất nền tại khu vực ven Tp.HCM, Hà Nội, hoặc các tỉnh lân cận 2 thành phố lớn này vẫn được mua bán.
Trong khi các dự án nhà phố, biệt thự tại khu vực ven Sài Gòn ghi nhận sức mua vẫn khá ổn. Dù dịch dòng tiền của NĐT có chậm lại nhưng những căn nhà phố có mức giá từ 3-5 tỉ đồng/căn tại khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Long An…vẫn hút dòng tiền của NĐT cá nhân.
Bảo Anh
Theo Nhịp sống kinh tế
 

Tin liên quan

12/05/2021
Sẽ có khoảng 25.000 căn hộ mở bán tại Hà Nội và Tp.HCM vào cuối năm 2021

Theo dự báo của JLL Việt Nam, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội sẽ được cải thiện cho đến cuối năm 2021, dao động khoảng 20.000- 25.000 căn, chủ yếu đến từ phân khúc giá rẻ. Trong khi tại Tp.HCM cũng khoảng ngần ấy căn hộ sẽ chào thị trường, chủ yếu đến từ cửa ngõ phía Đông và phía Nam TP.

11/05/2021
Giữ tiền hay tiếp tục đổ vào BĐS, đây là nhận định của một chuyên gia đã có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực địa ốc

Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Việt Nam. Nhiều lo ngại dấy lên, nhà đầu tư (NĐT) sẽ phần nào e dè với thị trường, nhất là trong bối cảnh dịch Covid trùng với thời điểm cơn sốt đất nền đang có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Động thái của NĐT với thị trường BĐS trong thời gian tới sẽ như thế nào, họ tìm cách nào để vào thị trường an toàn, tránh tình trạng sa lầy trong cơn sốt đất như nhiều NĐT đã mắc phải ?.

07/05/2021
Dư nợ tín dụng tiếp tục tăng cao

Nhiều năm qua, tín dụng thường tăng chậm trong quý đầu năm, nhưng năm nay bất ngờ tăng sớm. Theo các chuyên gia tài chính - ngân hàng (NH), khi “sức khỏe” doanh nghiệp (DN) dần hồi phục sau kiểm soát dịch bệnh, mặt bằng lãi suất giảm... sẽ kích tăng nhu cầu vay vốn, nên dư nợ tín dụng sẽ tiếp tục tăng cao trong quý II - 2021.