Ngoài 27 dự án chậm triển khai vừa bị thu hồi, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục rà soát, xử lý, bổ sung danh sách để đăng công khai đối với các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm theo quy định của pháp luật.
Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, xử lý các dự án "ôm đất" chậm triển khai.
Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thực hiện Kết luận số 51 ngày 07/4/2022 và Nghị quyết số 11 ngày 07/4/2022 của Thành ủy về hội nghị chuyên đề Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVII; Quyết định số 2913 ngày 05/7/2022, số 2950 ngày 28/7/2022 của Ban Thường vụ Thành uỷ về việc thành lập Ban Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.
Đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của HĐND TP về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.
Thực hiện Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 08/6/2022 của UBND TP về việc thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của HĐND TP,... trên cơ sở kết quả xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan và UBND xã, phường, thị trấn tổ chức công khai, minh bạch thông tin xử lý đối với 27 dự án UBND TP đã có quyết định thu hồi đất; bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; chấm dứt hoạt động dự án.
Đáng chú ý, trong danh sách 27 dự án này có nhiều dự án nhà ở, khu đô thị với quy lớn đã được giao đất từ hơn chục năm trước.
Theo đó, tại huyện Thạch Thất có Dự án Xây dựng khu biệt thự nhà vườn (xã Tiến Xuân) do Công ty CP An Lạc làm chủ đầu tư với quy mô gần 55ha; Dự án xây dựng biệt thự nhà vườn của Công ty Xây dựng Trường Giang quy mô 22,4ha; Dự án biệt thự nhà vườn (huyện Thạch Thất) của Công ty CP Thương mại quốc tế Như Thành.
Tại huyện Mê Linh, các dự án chậm triển khai gồm: Khu đô thị mới Prime Group – Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh (xã Đại Thịnh) với quy mô 99ha của Công ty CP Prime Group; Dự án khu đô thị mới Vinalines (xã Đại Thịnh – Thanh Lâm – Tráng Việt) quy mô 106ha của Công ty CP Bất động sản Vinalines Vĩnh Phúc; Dự án khu đô thị mới BMC (xã Đại Thịnh), chủ đầu tư là Công ty Vật liệu xây dựng và lắp ráp thương mại; Dự án khu đô thị mới Việt Á (xã Thanh Lâm), Công ty CP Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á làm chủ đầu tư;
Ngoài ra, còn có Dự án Nam Đàn Plaza, phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) của Công ty CP Địa ốc Dầu khí Viễn thông; Dự án Tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng, số 162 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên), chủ đầu tư là Hợp tác xã Công nghiệp Thăng Long;...
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục rà soát, xử lý, bổ sung danh sách để đăng công khai, minh bạch thông tin đối với các dự án chậm tiến độ , chậm triển khai, vi phạm theo quy định của pháp luật.
Dưới đây là chi tiết 27dự án vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ triển khai, một số dự án vi phạm pháp luật trên địa bàn đã có quyết định thu hồi của UBND TP:
 


 

 
Danh sách 4 dự án vừa có quyết định thu hồi từ tháng 10 đến tháng 12/2022:
Quyết thu hồi dự án "ôm đất", cấm cửa chủ đầu tư yếu kém
Được biết, UBND TP Hà Nội cũng vừa ban hành Kế hoạch số 334 về khắc phục các tồn tại, hạn chế, khuyết điểm liên quan đến việc diện tích nhà ở bình quân năm 2021 chưa đạt được chỉ tiêu; nhiều dự án phát triển nhà ở, khu đô thị chậm tiến độ giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn TP. Đáng chú ý, đối với các chủ đầu tư cố tình chây ỳ, năng lực kém, TP Hà Nội kiên quyết thu hồi để thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư khác theo quy định, đồng thời công khai thông tin vi phạm, đưa vào tiêu chí đánh giá và không cho tham gia thực hiện các dự án tương tự trên địa bàn thành phố.
 
Theo Đình Phong
Theo tienphong.vn
 

Tin liên quan

27/12/2022
Bất động sản từ nguy cơ “bong bóng” sang “suy thoái”

Bộ Xây dựng nhận định thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn, từ nguy cơ "bong bóng" chuyển sang nguy cơ "suy thoái".

27/12/2022
Chủ tịch HoREA: Vướng mắc pháp lý chiếm 70% khó khăn của thị trường bất động sản

Ông Lê Hoàng Châu nhận định vướng mắc pháp lý chiếm 70% khó khăn của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, thị trường cũng gặp vướng mắc về mất cân đối sản phẩm cùng một số yếu tố tác động khác như khó tiếp cận tín dụng, thị trường trái phiếu....

26/12/2022
Bất động sản 2023: Phục hồi nhưng đối diện thách thức

Nhiều chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ có dấu hiệu phục hồi trở lại vào năm 2023.