Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện nay đô thị hóa của Hà Nội mới đạt 53%, hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 phấn đấu Hà Nội có tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt trên 70%...
Phát biểu tại hội nghị gặp mặt hội viên toàn quốc Hiệp hội Bất động sản Việt Nam năm 2019 mới đây, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho hay, những năm gần đây, Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất của Việt Nam. Gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của Hà Nội là sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường bất động sản, sự góp công không nhỏ của các nhà đầu tư; phát triển bất động sản.
Theo Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, Hà Nội được các nhà đầu tư lựa chọn bởi có cơ sở hạ tầng tốt, các khu công nghiệp hoàn thiện, giao thông thuận lợi… Đặc biệt, dân số Hà Nội đang tăng mạnh, tạo ra lực cầu về nhà ở lớn. Vì thế, bất động sản vẫn là kênh bỏ vốn hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vì khả năng thanh khoản tốt.
Cũng theo ông chung, thị trường bất động sản Hà Nội và đô thị Hà Nội trong những năm tới còn dư địa rất lớn. Hiện nay đô thị hóa của Hà Nội mới đạt 53% và hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 phấn đấu Hà Nội có tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt trên 70%
"TP. Hà Nội chính thức được Thủ tướng giao cho tham gia mạng lưới đô thị của ASEAN, vì vậy định hướng sắp tới Hà Nội sẽ xây dựng đô thị thông minh. Do đó, những khu đô thị mới hình thành trong thời gian tới, Hà Nội mong muốn các nhà đầu tư sẽ quan tâm xây dựng các khu đô thị thông minh, tòa nhà thông minh để phát triển cao hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân và khách hàng của mình", ông Chung cho biết.
Chủ tịch Hà Nội cho hay, quan điểm thu hút đầu tư của thành phố là ngân sách Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào những dự án hạ tầng kỹ thuật khung, những dự án trọng điểm có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; những dự án mang tính đặc thù được quy định phải sử dụng vốn Nhà nước.
Đối với các lĩnh vực khác, thành phố ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, sử dụng và tạo năng lượng sạch trong các lĩnh vực thông qua kêu gọi nguồn vốn đầu tư xã hội theo nhiều hình thức. Theo đó, Hà Nội sẽ đổi mới chính sách thu hút đầu tư và thực hiện các giải pháp hỗ trợ các nhà đầu tư hiện có mở rộng sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, thành phố kêu gọi các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư, các dự án xã hội hóa trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, dịch vụ đô thị và an sinh xã hội, trong đó ưu tiên cho tăng trưởng xanh, ưu tiên đầu tư các công viên, khu vui chơi giải trí; nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở cải tạo chung cư cũ, nước sạch nông thôn.
Ông Chung cũng nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội sẽ cần rất nhiều nguồn lực và kinh nghiệm cho đầu tư phát triển và chắc chắn sẽ trở thành một địa chỉ đỏ thu hút các nhà tư bất động sản trong và ngoài nước.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
 

Tin liên quan

22/07/2019
Nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM đang thấp kỷ lục trong vòng 5 năm qua

Theo báo cáo thị trường từ JLL, tổng nguồn cung căn hộ trong quý 2/2019 giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm qua.

19/07/2019
Savills: Phân khúc nhà ở tại TP.HCM đang ở đỉnh cao của sự tăng trưởng

Theo Savills Việt Nam, tại Tp.HCM phân khúc nhà ở đang ở đỉnh cao của sự tăng trưởng, xuất phát từ nhu cầu nhà ở chất lượng tốt hơn, sự mở rộng của tầng lớp trung lưu cùng với số lượng khách mua nước ngoài tăng. Các dự án mới có thể bán tối đa 30% số lượng căn cho người nước ngoài và tỷ lệ ngưỡng này thường nhanh chóng bán hết.

19/07/2019
Thị trường BÐS Hà Nội: Nơi nào hút giới đầu tư?

Theo Bộ Xây dựng, thị trường nhà ở và bất động sản 6 tháng đầu năm 2019 nhìn chung vẫn ổn định, một số phân khúc tăng nhẹ nhưng không có biến động giá. Một số dự án bất động sản - nhất là tại Hà Nội và TPHCM đang “tắc” dẫn tới giảm cung và thị trường vẫn có hơi hướng trầm lắng.