Trong cuộc đua sinh lời giữa các kênh đầu tư thời điểm năm 2021, bất động sản tiếp tục thắng thế. Đặt vào bối cảnh khan hiếm nguồn cung BĐS vùng trung tâm, nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào các thị trường vệ tinh, tỉnh lẻ.
Xu hướng đầu tư về BĐS vùng ven
Thị trường BĐS những năm qua chứng kiến xu hướng ly tâm về các tọa độ mới do nguồn cung BĐS tại các thành phố lớn ngày càng khan hiếm, giá thành cao. Cụ thể, tại TP.HCM, giá đất nền nhiều nơi tăng 30%-40% và chưa có dấu hiệu giảm khiến khách hàng e ngại xuống tiền đầu tư, chuyển hướng tìm kiếm các khu vực ở mức giá thấp.
Điều này tạo nên làn sóng di cư của các doanh nghiệp BĐS về các thị trường vệ tinh, nơi còn quỹ đất dồi dào, tiềm năng phát triển du lịch và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, thị trường BĐS những vùng này nhờ vậy mà trở nên sôi động hơn.
Ghi nhận tại một số sàn giao dịch, nếu như tại thị trường Miền Bắc, giao dịch đất đai ở Hạ Long sôi động hơn cả Hà Nội, sóng đầu tư Miền Trung cũng dịch chuyển từ Đà Nẵng sang Nha Trang. Riêng khu vực phía Nam, dòng tiền từ TP Hồ Chí Minh dồn về Phan Thiết, Bình Thuận và các tỉnh ĐBSCL như Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp.
ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng hiện là tâm điểm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Chỉ riêng tại Cần Thơ đã có đủ mặt các "ông lớn" BĐS như Vingroup, Novaland, Đất Xanh, Nam Long, Văn Phú Invest với nhiều dự án vốn đầu tư lên đến cả nghìn tỷ đồng, kéo mặt bằng giá đất Cần Thơ lên cao.
Theo thống kê của một sàn giao dịch, giá đất nền trung tâm TP Cần Thơ 2 năm gần đây tăng 150%-200%. Tại các khu dân cư phường An Khánh, An Bình, Hưng Lợi (quận Ninh Kiều), giá đất nền thổ cư diện tích 80 – 100m2 lên tới 3 – 4,5 tỷ đồng/nền, khu vực hồ Búng Xáng (phường An Khánh) chạm mức 7 – 9 tỷ đồng/nền (khoảng 100m2).
Một lý do nữa khiến BĐS tỉnh lẻ đang là vùng trũng thu hút dòng tiền là bởi những khu vực này đang trên đà phát triển mạnh về kinh tế, với lợi thế về du lịch cùng cảnh quan thiên nhiên đẹp, điều kiện tự nhiên tốt để khai thác và thu hút đầu tư những dự án có hạ tầng quy mô lớn, hiện đại, đa dạng chức năng cung ứng dịch vụ.
Thị trường mới Tây Nam Bộ lên ngôi
Với sự phát triển năng động, nhiều dự án đầu tư hạ tầng liên tục được rót vốn, Tây Nam Bộ cho thấy bước chuyển mình ngoạn mục về kinh tế, xã hội, mở ra một "sân chơi" mới đón nhận làn sóng đầu tư của các tập đoàn địa ốc lớn, hứa hẹn thay đổi bộ mặt đô thị toàn vùng.
Nằm trong Tứ giác Long Xuyên, thuận lợi kết nối đến các động lực kinh tế của vùng như Cần Thơ, Vĩnh Long, thành phố hoa Sa Đéc đã và đang được tỉnh Đồng Tháp đầu tư phát triển thành trung tâm kinh tế, du lịch tiên phong.
Hàng loạt các công trình hạ tầng trọng điểm tạo điều kiện cho Sa Đéc mở rộng hệ thống tân cảng, đẩy mạnh giao thương, trao đổi hàng hóa với các tỉnh của Campuchia – ĐBSCL - TP. Hồ Chí Minh - Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu); cao tốc Bắc – Nam Phía Tây, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, đường Quốc lộ 80A, 80B,…
 
Trích bài viết Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
 

Tin liên quan

18/06/2021
Triển vọng các phân khúc thị trường nửa cuối năm dưới góc nhìn chuyên gia

BĐS nhà ở sẽ sôi động nhất vì nhu cầu thực về nhà ở vẫn bức thiết với người dân, song mức độ hấp thụ của thị trường sẽ không cao như những năm trước. BĐS công nghiệp sẽ gặp một số hạn chế nhất định, không như kỳ vọng của thị trường.

17/06/2021
Chuyên gia dự báo BĐS công nghiệp tiếp tục "nóng" do nhu cầu cao

Đó là một trong những nhận định của bà Trang Bùi, Giám đốc Cấp cao Thị trường Việt Nam, JLL về diễn tiến của thị trường bất động sản công nghiệp. Cũng theo bà Trang Bùi, bất động sản công nghiệp tiếp tục là phân khúc hấp dẫn nhờ sở hữu nhiều lợi thế, bất chấp tác động của Covid-19.

14/06/2021
Nhiều xung lực mạnh mẽ cho thị trường bất động sản cuối năm 2021

Càng về cuối năm, thị trường BĐS càng được mong đợi sự bứt phá mạnh mẽ trong bối cảnh dòng tiền của nhà đầu tư lẫn người mua nhà vẫn đang hướng về đất.