Nguồn cung bất động sản sẽ có nhiều biến động do Chính phủ kiểm soát chặt chẽ việc cấp quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng. Nhu cầu tiếp tục tăng và sẽ đẩy giá cao hơn nữa ở các phân khúc.
Đó là nhận định của ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam trong báo cáo với chủ đề “5 xu hướng thị trường bất động sản Việt Nam năm 2020” vừa được phát hành.
 

Bất động sản đang trong thời điểm ảm đạm với nhiều lo ngại khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, đại diện JLL vẫn dự đoán hoạt động đầu tư sẽ tăng cao ở nhiều phân khúc.
Bất động sản đang trong thời điểm ảm đạm với nhiều lo ngại khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, đại diện JLL vẫn dự đoán hoạt động đầu tư sẽ tăng cao ở nhiều phân khúc.
“Trong những năm gần đây, Việt Nam đã bước vào hành trình hội nhập quốc tế và xây dựng một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu. Các hiệp định thương mại quốc tế đã giúp Việt Nam có cơ hội hợp tác với 60 quốc gia trên toàn cầu và hỗ trợ Việt Nam trên con đường trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới”, ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam nhận định.
Bước sang ngưỡng của thập kỷ mới, đại diện JLL cho rằng, có 5 xu hướng chính mà các nhà đầu tư nên chú ý trong năm 2020.
Thủ tục phê duyệt ảnh hưởng nguồn cung nhà ở
Theo báo cáo mới nhất của JLL, khoảng 30.000 - 35.000 căn hộ dự kiến sẽ mở bán chính thức tại TPHCM và 40.000 - 45.000 căn hộ ở Hà Nội. Cần lưu ý rằng nguồn cung này sẽ có nhiều biến động do chính phủ kiểm soát chặt chẽ việc cấp quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng.
Theo đại diện JLL, nhu cầu sẽ vẫn tiếp tục tăng trong tương lai và sẽ đẩy giá cao hơn nữa ở tất cả các phân khúc. Tuy nhiên, nhu cầu trong phân khúc cao cấp, đặc biệt là nhu cầu từ các nhà đầu tư, có thể sẽ chậm lại trong dài hạn vì mức giá cao và hiệu suất cho thuê thấp làm cho kênh đầu tư trở nên kém hấp dẫn hơn so với những năm trước đây.
“Bụi mịn” và “virus" tác động đến xu hướng thị trường
Phong trào “xanh” nhận được cú huých ngoạn mục khi từ khóa “bụi mịn” và “virus" trở thành từ cửa miệng ở mọi nơi. Trong lúc hàng người mua khẩu trang vẫn dài, các chủ đầu tư bất động sản văn phòng và khách sạn cũng đã lên kế hoạch nâng cấp tòa nhà của họ để bảo vệ con người. Đầu tư vào chất lượng không khí và an toàn vệ sinh chính là mấu chốt tăng tính cạnh tranh và độ bền vững cho tài sản.
Ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam cho biết: “Giá trị sự bền vững không chỉ nên là một xu hướng, nó phải là tương lai của mọi bất động sản. Thế hệ các tòa nhà tiếp theo phải được thiết lập để 'xanh' hơn tích hợp các công nghệ bền vững để tiết kiệm chi phí vận hành và thiết kế đột phá để thu hút khách thuê và nhân tài. 
Bất động sản đón sóng dịch chuyển từ Trung Quốc
Ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam nhận định, công nghiệp vẫn là lĩnh vực nóng nhất trên thị trường với nhu cầu ngày càng tăng mạnh khi các công ty vẫn đang tìm cách di dời khỏi Trung Quốc trong bối cảnh bất ổn chính trị. Ngay cả trước cuộc chiến thương mại, chúng ta đã thấy sự quan tâm đáng kể từ các quốc gia khác trong vài năm qua dẫn đến giá trị đất và giá thuê tăng. Sản xuất là lĩnh vực thu hút đầu tư lớn nhất trong 10 năm qua, và chúng tôi dự đoán phân khúc này sẽ tiếp tục thống trị thị trường công nghiệp.
Logistics công nghiệp được dự báo sẽ là tương lai của ngành công nghiệp. Nhu cầu tăng liên tục từ cả bán lẻ truyền thống lẫn lĩnh vực thương mại điện tử đã gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng, cơ sở và kho hàng hiện có. JLL dự đoán rằng sự tăng trưởng của kênh bán lẻ trực tuyến sẽ góp phần vào các hoạt động đầu tư cho những thiếu hụt hiện tại của ngành.
Tương lai ngành bán lẻ
Lĩnh vực bán lẻ thay đổi chóng mặt, sự thành công cũng phụ thuộc nhiều hơn vào chuỗi cung ứng. Hình thức bán lẻ đa kênh đang làm cho dịch vụ hậu cần phức tạp hơn bao giờ hết: hàng hóa không chỉ phải lên đầy kệ hàng siêu thị, mà còn phải có sẵn mọi lúc mọi nơi.
Trải nghiệm mới lạ và dịch vụ ăn uống giải trí chính là xu hướng mới trong thị trường bán lẻ truyền thống. Các nhà bán lẻ đang tập trung làm mới không gian, nâng cao dịch vụ khách hàng tốt hơn và áp dụng công nghệ, phân tích tâm lý người tiêu dùng để thu hút khách hàng đến mua sắm.
Theo chuyên gia JLL, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng mua sắm trực tuyến, quyết định mua hàng thường dựa vào việc các nhà bán lẻ có thể giao hàng nhanh và hiệu quả như thế nào. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ thương mại điện tử đang làm tăng sức ép lên mức lợi nhuận của nhà bán lẻ truyền thống.
Chuỗi cung ứng và quản lý hậu cần hiệu quả sẽ giúp cân bằng chi phí và là điểm tách biệt quan trọng cho các nhà bán lẻ so với đối thủ.
Khách thuê ưa chuộng không gian linh hoạt
Theo báo cáo mới nhất của JLL, thị trường văn phòng vẫn nóng khi giá thuê quý gần nhất đạt mức cao nhất thập kỷ. Giá cho thuê tăng hạng A&B được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ và giá thuê cao hơn trong các dự án văn phòng mới.
Người thuê gặp khó khăn khi muốn tìm không gian văn phòng lớn, vì hiện tại, chỉ có một tòa nhà hạng A và mười tòa nhà hạng B có thể cung cấp không gian rộng hơn 1.000 mét vuông.
Nhu cầu về không gian văn phòng lớn và linh hoạt sẽ tăng tốc trong vài năm tới khi các nhà điều hành coworking phát triển về số lượng trụ sở và các công ty muốn nâng cấp văn phòng để giữ chân nhân tài và mở rộng kinh doanh. Không gian rộng hơn và linh hoạt hơn đem lại cơ hội hợp tác tốt hơn hiệu quả sử dụng năng lượng và không gian cao hơn.
Nhìn chung, các yếu tố kinh tế vĩ mô như đô thị hóa, sự phổ biến của điện thoại thông minh và Internet cũng như lượng dân số già sẽ làm tăng nhu cầu về tài sản thay thế.
Ngoài các xu hướng đã nói ở trên, các khoản đầu tư thay thế vào viện dưỡng lão, ký túc xá sinh viên, bếp chung và trung tâm dữ liệu sẽ trở nên phổ biến trên thị trường trong vài năm tới.
Theo Dân trí
Nguyễn Mạnh 
(ghi lại)

Tin liên quan

19/02/2020
Thị trường bất động sản: Thanh lọc mạnh và hồi phục

Hàng loạt các tín hiệu xấu với thị trường bất động sản (BĐS) năm 2020 khi ngay từ đầu năm như: khan hàng, siết tín dụng nay thêm đại dịch Covid-19 khiến nhiều phân khúc “đóng băng”. Thị trường đang bước vào cuộc thanh lọc mạnh.

03/02/2020
Bất động sản công nghiệp vẫn là “điểm sáng” trong năm 2020

Có lẽ đến thời điểm này, phân khúc được đánh giá lạc quan nhất trên thị trường BĐS phải kể đến BĐS công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, NĐT ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng, tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp luôn ở mức cao. Đây cũng là phân khúc chiếm tỷ trọng hàng đầu trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

13/01/2020
Thị trường bất động sản 2020 nằm trong tay ai?

Nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2020 nếu chủ đầu tư (CĐT) nào có được dự án ra thị trường sẽ là lợi thế để tăng giá bán và thanh khoản dự báo sẽ khá tốt.