Có khoảng 18.290 ha đất tại phía Nam đã được định hướng cho phát triển công nghiệp, tập trung phần lớn ở Long An, Bình Dương, Đồng Nai.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, BĐS công nghiệp sẽ tiếp tục đà tăng trưởng sau Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) được chính thức kí kết trong tháng 2/2020.
Đầu năm 2020, thỏa thuận thành công EVFTA được xem là “chất xúc tác” bổ sung thêm những điều kiện thuận lợi để BĐS công nghiệp tăng tốc. Trong đó, 99% dòng thuế được cắt giảm về 0% sau 7 năm đầu tiên của hiệp định sẽ “rộng cửa” sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, kéo theo chuyển dịch quy mô lớn các nhà máy sản xuất về Việt Nam.
Chưa kể, có khoảng 18.290 ha đất tại phía Nam đã được định hướng cho phát triển công nghiệp, tập trung phần lớn ở Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Đây được xem là động thái của BĐS công nghiệp tiếp tục xây dựng và mở rộng đón đầu sức cầu lớn của thị trường.
Trong suốt thời gian qua, BĐS công nghiệp được xem là điểm sáng trong bối cảnh thị trường khó khăn. Cuối năm 2019, tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khu công nghiệp tại các tỉnh thành phố lớn phía Bắc và Nam đạt hơn 92%, giá thuê tăng gấp 30 -40% so với 2 -3 năm trước. Lý do là Việt Nam đón nhận lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 11 tháng năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,8 tỷ USD. Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 21,56 tỷ USD, chiếm 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sau đó là lĩnh vực kinh doanh BĐS với tổng vốn đầu tư 3,31 tỷ USD, chiếm 10,4% tổng vốn đầu tư đăng ký và tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ.
Những số liệu trên phần nào cho thấy thị trường BĐS công nghiệp sẽ còn nhiều cơ hội để đồng hành cùng các ngành nghề sản xuất trên con đường tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
BĐS công nghiệp được đánh giá là thị trường hấp dẫn tại Việt Nam vì được hỗ trợ bởi các chính sách từ Chính phủ như: miễn giảm, ưu đãi thuế đối với các nhà đầu tư. Đến nay trên cả nước có 326 KCN, Khu chế xuất được thành lập với tổng diện tích hơn 95,6 nghìn ha; trong đó, 251 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 66,2 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đi vào hoạt động đạt hơn 74%. 88% các KCN đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, phân khúc BĐS công nghiệp sẽ là lĩnh vực nóng nhất trong năm 2020 và được đánh giá có nhiều lợi thế, khi Việt Nam đã và đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đã được ký kết trong năm 2019.
Đặc biệt, Việt Nam có cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư FDI từ các hiệp định, trong đó Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu tại Việt Nam thông qua việc gỡ bỏ 99% thuế quan với hàng hóa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, các cụm, KCN của Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, qua đó thúc đẩy nhu cầu đối với BĐS công nghiệp trong nước.
Theo các chuyên gia, dầu năm 2020, thỏa thuận thành công EVFTA được xem là “chất xúc tác” bổ sung thêm những điều kiện thuận lợi để BĐS công nghiệp tăng tốc.
Hạ Vy
Theo Nhịp Sống Việt
 

Tin liên quan

20/02/2020
5 xu hướng của thị trường bất động sản năm 2020

​​​​​​​Trong những năm gần đây, Việt Nam đã bước vào hành trình hội nhập quốc tế và xây dựng một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu. Các hiệp định thương mại quốc tế đã giúp Việt Nam có cơ hội hợp tác với 60 quốc gia trên toàn cầu và hỗ trợ Việt Nam trên con đường trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới.

19/02/2020
Thị trường bất động sản: Thanh lọc mạnh và hồi phục

Hàng loạt các tín hiệu xấu với thị trường bất động sản (BĐS) năm 2020 khi ngay từ đầu năm như: khan hàng, siết tín dụng nay thêm đại dịch Covid-19 khiến nhiều phân khúc “đóng băng”. Thị trường đang bước vào cuộc thanh lọc mạnh.

03/02/2020
Bất động sản công nghiệp vẫn là “điểm sáng” trong năm 2020

Có lẽ đến thời điểm này, phân khúc được đánh giá lạc quan nhất trên thị trường BĐS phải kể đến BĐS công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, NĐT ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng, tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp luôn ở mức cao. Đây cũng là phân khúc chiếm tỷ trọng hàng đầu trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).