Trong tháng 2/2020, nhiều cơ chế nâng cấp, phát triển hạ tầng cho Tp.HCM và các tỉnh lân cận được thông qua mang đến nhiều tín hiệu tích cực cho thị trường BĐS phía Nam sau thời gian lâm khủng hoảng.
Thị trường BĐS Tp.HCM trong năm 2019 đối mặt với vô số những khó khăn đến từ việc lấn cấn pháp lý, hàng trăm dự án bị đứng bánh vì vướng thanh tra, khắp các quận huyện đều ghi nhận hàng trăm ngàn trường hợp vi phạm trong xây dựng. 
Từ sự mạnh tay của chính quyền trong việc nỗ lực xử lý sai phạm trên địa bàn, thị trường Tp.HCM và nhiều tỉnh lân cận rơi vào tình thế ảm đạm chưa từng có trong vòng 5 năm trở lại đây. Thậm chí, giới chuyên gia còn nhận định năm đây là giai đoạn cả thị trường bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, một “cơn bĩ cực” đối với các doanh nghiệp địa ốc.
Bước sang năm 2020, mặc dù phải tiếp tục “khó chồng khó” nhưng phần đa doanh nghiệp BĐS đều không ngừng hy vọng thị trường sẽ có cơ hội sớm hồi phục trước khi hàng loạt doanh nghiệp đuối sức, không còn khả năng cầm cự. Ngoài những sự quyết liệt trong tháo gỡ cho các dự án “đóng băng” của UBND TP, những biến chuyển về cơ sở hạ tầng cũng là một tín hiệu tích cực cho lĩnh vực BĐS.
Theo một khảo sát nghiên cứu thị trường từ DKRA Vietnam, trong những tháng đầu năm 2020, một loạt hệ thống giao thông công cộng ở Tp.HCM và một số tỉnh lân cận đang được chính quyền nghiên cứu đưa vào triển khai, đẩy nhanh một số công trình bị chậm tiến độ để sớm đưa vào sử dụng. Mặc dù sẽ khó có cơ hội phục hồi nhanh chóng do ảnh hưởng bởi dịch nhưng các nhà đầu tư BĐS đã có nhiều niềm tin hơn vào thị trường khi nhìn vào tổng quan hạ tầng này trong những năm tới.
Quy hoạch tuyến cao tốc thứ 2 ở miền Tây: Bộ GT-VT đã giao Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình nghiên cứu thực hiện nâng cấp 51.1km tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (Cần Thơ – Kiên Giang) lên thành tuyến cao tốc thứ hai ở miền Tây. Tổng chiều dài toàn tuyến đạt 84km (kết nối thêm đoạn cầu Vàm Cống - cầu Cao Lãnh) với 4 làn xe, vận tốc thiết kế đạt 80 – 100km/h, dự kiến đưa vào hoạt động vào Quý 1/2021.
Tiếp tục nối dài tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây: Tháng 2/2020, Bộ GTVT đã đề nghị Bộ Kế hoạch - đầu tư xem xét báo cáo Thủ tướng phê duyệt đề xuất dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (Đồng Tháp). Dự án có chiều dài 26.16km, rộng 17m, 04 làn xe, tổng vốn đầu tư 4,520 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Tp.HCM sẽ hoàn thành 53 dự án cầu, đường giảm ùn tắc trong năm nay: Năm 2020, Sở GTVT đặt mục tiêu hoàn thành 53 dự án cầu đường giảm ùn tắc, giảm ngập nước như: dự án cầu chữ Y, đường nối nút giao thông cầu bà Chiêm đến KCN Hiệp Phước, dự án hầm chui An Sương, dự án cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện mặt đường tuyến vành đai phía Đông (đoạn từ nút giao thông Mỹ Thủy đến cầu Rạch Chiếc) Quận 2;… Với tổng mức đầu tư hơn 17,755 tỷ Đồng.
Nghiên cứu quy hoạch huyện Cần Giờ - Bình Chánh, Hóc Môn và Đông Tp.HCM: Ngày 13/2/2020, UBND TP đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc kiến nghị Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ cho phép TP nghiên cứu lập và phê duyệt Quy hoạch phân khu: Huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Khu đô thị phía Đông TP. UBND TP cũng chấp thuận tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh tai 24 quận, huyện vào ngày 14/2/2020, tại trụ sở UBND thành phố.
Khởi công cầu Mỹ Thuận 2: Ngày 27/2/2020, Bộ GTVT cùng các ban - ngành liên quan đã công bố khởi công dự án cầu Mỹ Thuận 2 có tổng chiều dài 6.6km, 06 làn xe với tổng mức đầu tư 5,003 tỷ Đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Đây là một dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020, được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 2199/QĐ-BGTVT ngày 10/10/2018.
Với những dự án giao thông lớn được khởi động trong năm 2020, trong đó đa số là nhằm kết kết vùng ven đô thị TP với các tỉnh, thành lân cận thì BĐS khu vực vùng ven này sẽ được hưởng lợi nhờ cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Hạ Vy
Theo Nhịp Sống Việt
 

Tin liên quan

23/03/2020
Hai yếu tố "vàng" sẽ tạo sức bật cho thị trường BĐS ngay khi dịch bệnh kết thúc

Làn sóng các ông lớn chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và xu hướng hồi hương tránh dịch của kiều bào đang được xem là hai lực đẩy quan trọng tạo sức mạnh mạnh mẽ cho thị trường BĐS Việt Nam trong thời gian tới.

19/03/2020
Thị trường BĐS như một chiếc lò xo bị nén, sẽ bật lên mạnh mẽ khi hết dịch

Sau dịch bệnh kết thúc, bất động sản sẽ là ngành có tốc độ phục hồi mạnh mẽ nhất khi làn sóng khách hàng, nhà đầu tư mới sẽ đổ bộ vào thị trường.

12/03/2020
Dòng vốn nào "chảy" vào thị trường bất động sản năm 2020?

Năm 2019, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực BĐS trên 2,7 tỷ USD, chiếm 17,8% trong tổng vốn đầu tư, xếp thứ 2 sau công nghiệp chế biến, chế tạo. Đáng chú ý, năm 2019 số lượng nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam tăng 30% so với cùng kỳ 2018.