6 tháng cuối năm là thời điểm thị trường bất động sản TPHCM xuất hiện "cuộc đua" mới, nguồn cung nhà phố, biệt thự sẽ được tung ra thị trường nhiều hơn sau thời gian dài khan hiếm. Đặc biệt, khu Đông TPHCM sẽ dẫn đầu xu thế đầu tư trong thời gian tới.
Công ty tư vấn bất động sản JLL vừa đưa báo cáo thị trường BĐS tại TPHCM quý 2/2020. Theo đó, nhà liền thổ tiếp tục hạn chế nguồn cung với lượng mở bán trong Q2/2020 chỉ bằng một nửa so với nguồn cung trung bình hàng quý trong giai đoạn 2017-2018; nhưng có dấu hiệu khả quan khi tăng 37% so với Q1. Khu vực phía đông của TP HCM với nhiều dự án cơ sở hạ tầng đang triển khai một lần nữa là điểm sáng trong quý.
Báo cáo của JLL cũng cho biết tổng lượng nhà ở bán được trong Q2 tăng hơn 50% so với quý trước, đạt 569 căn. JLL ghi nhận các dự án đang dịch chuyển ra xa trung tâm thành phố, nơi có quỹ đất lớn cho môi trường sống xanh và rộng rãi phục vụ cho đối tượng mua nhà để an cư. Các nhà đầu tư mong muốn mở cửa hàng kinh doanh hoặc đơn giản là để giữ tài sản nhà đất dài hạn không bị mất giá theo quan điểm của người Việt Nam cũng chịu chi vào các dự án này, chủ yếu là những gia đình có dòng tiền tốt và ít bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế đang chậm lại.
Đặc biệt, JLL nhận thấy giá sơ cấp trong Q2 đã xác lập kỷ lục mới với mức 5.277 USD mỗi mét vuông đất, tăng 35,9% theo năm và 5,2% theo quý. Nguyên nhân là các dự án mới ra mắt trong quý chào giá cao hơn mức trung bình, điều này một lần nữa khẳng định sự tự tin của chủ đầu tư trong giai đoạn nhu cầu cao và nguồn cung lại khan hiếm. Dưới tác động của Covid-19, JLL ghi nhận một số dự án mở bán trước đại dịch đã phát hành chương trình khuyến mãi sau khi có động thái tăng giá nhẹ, giúp những dự án này có bình ổn mức giá so với quý trước.
Trong 6 tháng cuối năm, JLL ước tính sẽ có 1.500 -2.000 căn nhà liền thổ được mở bán trong sáu tháng tới, nâng tổng nguồn cung trong năm lên tới 2.500-3.000 căn, tăng 50% so với năm 2019. Tuy nhiên, nguồn cung này vẫn thấp hơn mức trung bình hàng năm trong giai đoạn 2016-18, vì các vấn đề phê duyệt pháp lý vẫn còn kéo dài. Cũng theo JLL, khu Đông tiếp tục là khu vực chiếm lĩnh thị trường nhà liền thổ tại TPHCM.
Cùng quan điểm với JLL, các chuyên gia cũng nhận định rằng 6 tháng cuối năm là thời điểm thị trường bất động sản TPHCM xuất hiện "cuộc đua" mới, nguồn cung nhà phố, biệt thự sẽ được tung ra thị trường nhiều hơn sau thời gian dài khan hiếm. Trong đó, khu Nam và khu Đông vẫn chiếm ưu thế về nguồn cung nửa năm cuối 2020. Nhưng, các chuyên gia đều nhận định rằng với tốc độ đầu tư hàng loạt dự án giao thông khép kín quy mô lớn, khu Đông TPHCM sẽ dẫn đầu xu thế đầu tư trong thời gian tới.
Thực tế cho thấy, thị trường nhà phố, biệt thự khu Đông được ghi nhận khá tốt như giai đoạn Manhattan của dự án Vinhomes Grand Park. Hay đặc biệt là ở quận 2, nơi có mật độ dân cư đông đúc và hiện đại nhiều dự án vừa ra mắt đã được đón nhận khả quan, đơn cử như PhoDong Village đang được DKRA Vietnam - Tổng  đại lý tiếp thị & phân phối dự án giới thiệu ra thị trường các nhà phố thương mại, biệt thự phố vườn với mức giá từ 8,6 tỷ đồng/căn, thanh toán 16 tháng, ngân hàng hỗ trợ tài chính. 
Lý giải nguyên do vì sao chọn khu Đông là điểm đến đầu tư mà không phải khu vực khác, một số chuyên gia cho biết từ lâu, khu Đông TPHCM đã được các chủ đầu tư để ý tới nhờ yếu tố hạ tầng. Ngoài các công trình giao thông hiện hữu đã đi vào hoạt động như hầm Thủ Thiêm, đại lộ Mai Chí Thọ, cầu Thủ Thiêm, đường Phạm Văn Đồng, tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây… thì thông tin xây dựng cầu Cát Lái sắp được xây dựng cũng có tác động nhất định tới thị trường bất động sản quận 2.
Hơn nữa, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM cũng đã lựa hướng ưu tiên phát triển cho thành phố. Theo đó, sẽ đẩy mạnh phát triển về hướng Đông với trọng tâm là tập trung đầu tư hình thành khu đô thị sáng tạo, nằm trên địa bàn các quận 2, 9, Thủ Đức.
Cùng với đó, về cơ bản việc thành lập thành phố phía Đông chỉ là sớm hay muộn. Khu Đông vốn dĩ đã là tâm điểm trên thị trường bất động sản TPHCM, việc sáp nhập đơn vị hành chính 3 quận chỉ là bước đệm thêm cho thị trường. Điều quan trọng nhất là nếu phát triển khu đô thị mới ở khu Đông sẽ tạo ra hạ tầng, tạo ra sự quan tâm, mức độ đầu tư cũng như tạo ra hấp lực lớn cho thị trường bất động sản phía Nam.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM Lê Hoàng Châu cho biết, nơi nào có hạ tầng phát triển mạnh mẽ sẽ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của giá trị thị trường bất động sản. Ngoài hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu đã tạo cho khu Đông có sức hút đặc biệt trong thời gian qua, hiện có hàng loạt công trình giao thông trọng điểm khác đang lên kế hoạch thực hiện như cầu Cát Lái, cầu từ Thủ Đức nối với bán đảo Thanh Đa của quận Bình Thạnh, đường Vành đai 2, Vành đai 3 liên kết toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo chia sẻ của các doanh nghiệp địa ốc trên địa bàn TPHCM, mặc dù mức độ giao dịch chưa biến chuyển mạnh nhưng làn sóng của giới đầu tư và người có nhu cầu ở thực đang dần phục hồi. Đa số khách tham quan chiếm nhu cầu ở thực lên đến 50% hoặc đầu tư dài hạn. Các dự án được đầu tư bài bản, phục vụ nhu cầu dài hạn...đang thu hút dòng tiền tốt trên thị trường
Nhìn nhận tổng quan, lĩnh vực bất động sản đang có dấu hiệu hồi phục sớm hơn dự kiến. Dòng tiền vẫn quay vòng do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng thị trường bất động sản đang từng bước hồi phục dần theo đà kinh tế. Trên thực tế, nhu cầu về nhà ở của thành phố rất cao nên chắc chắn các dự án được đầu tư bài bản, phục vụ nhu cầu dài hạn,... sẽ luôn thu hút dòng tiền tốt trên thị trường.
"Tác động tiêu cực của dịch Covid-19 chỉ là ngắn hạn, còn về lâu dài bất động sản luôn là một kênh đầu tư tiềm năng. Điều này đã được chứng minh trong cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2008 - 2011, những người bắt đáy có tầm nhìn xa đều thu được lợi nhuận lớn. Chính vì vậy, dù hiện nay dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế, nhưng vẫn có làn sóng nhà đầu tư âm thầm mua nhà đất giữ tiền", ông Châu khẳng định.
Nam Anh
Theo Nhịp sống kinh tế
 

Tin liên quan

24/06/2020
Nghịch lý thị trường BĐS: Giá bán vẫn tăng còn người mua lại chờ xuống giá

Có một thực tế đang diễn ra trên thị trường BĐS là tâm lý của người mua vẫn luôn tin rằng, sau dịch giá BĐS sẽ giảm, nên nhiều người chọn cách chờ đợi. Trong khi, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng mặt bằng giá trung bình vẫn tăng chứ không giảm.

17/06/2020
Bất động sản công nghiệp Việt Nam sắp đón sóng đầu tư lớn từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ thúc đẩy những biến chuyển tích cực cho thị trường bất động sản công nghiệp trong nước.

16/06/2020
Thị trường bất động sản liệu có phục hồi trong 6 tháng cuối năm?

Đây được xem là kỳ vọng của các doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản trong bối cảnh các hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước được thiết lập lại trạng thái bình thường mới.