VN-Index tăng hơn 31 điểm, lên 1.423,02 điểm nhờ kỳ vọng của nhà đầu tư vào kế hoạch kích thích kinh tế và tâm lý sợ vuột mất cơ hội.
Thị trường chứng khoán hôm qua ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong vòng hai tuần nhưng nhiều nhóm phân tích vẫn không lạc quan về khả năng chỉ số sớm phá mốc 1.400 điểm bởi thanh khoản đang có dấu hiệu chững lại. Một số nhóm phân tích cho rằng, việc nhà đầu tư tận dụng đà phục hồi của nhóm vốn hoá lớn để hạ tỷ trọng cổ phiếu có thể khiến chỉ số trở lại vùng 1.380-1.390 điểm.
Thực tế phiên hôm nay diễn ra trái ngược hoàn toàn. Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM đi lên từ đầu phiên sáng và chinh phục ngưỡng tâm lý 1.400 điểm chỉ sau một giờ giao dịch. Tốc độ tăng được đẩy lên nhanh sau giờ nghỉ trưa và không gặp chướng ngại nào đến lúc đóng cửa.
VN-Index chốt phiên tại 1.423,02 điểm, tăng 31,39 điểm so với tham chiếu. Chỉ số phá vỡ kỷ lục 1.420,27 điểm được thiết lập đầu tháng 7 năm nay để xác lập đỉnh mới trong lịch sử 21 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây cũng là phiên tăng mạnh nhất (tính theo giá trị tương đối) trong vòng ba tháng qua.
Đồ thị VN-Index và VN30-Index phiên 27/10. Ảnh: VNDS.
Bên mua chiếm ưu thế hoàn toàn nên thị trường ngập trong sắc xanh. Số lượng cổ phiếu tăng điểm lên đến 355 mã, trong khi bên giảm chưa đến 100 cổ phiếu.
Thị trường thăng hoa nhờ sự dẫn dắt của các cổ phiếu vốn hoá lớn. 30 mã trong rổ VN30 đều chốt phiên trên tham chiếu, trong đó GAS tăng hết biên độ lên 121.700 đồng và không có bên bán khi đóng cửa. GAS cũng đứng đầu trong danh sách những mã tác động tích cực nhất đến thị trường khi đóng góp cho VN-Index 4 điểm. Các cổ phiếu xếp sau là VIC, VHM, MSN, VCB, HPG, CTG.
"Kỳ vọng về kế hoạch kích thích kinh tế sau đại dịch giúp VN-Index tăng trong phiên sáng, nhưng khi đó chỉ số vẫn giằng co nhẹ. Tâm lý sợ vuột mất cơ hội mới là nguyên nhân kéo tiền vào và làm thị trường bùng nổ", lãnh đạo một công ty chứng khoán tại TP HCM nhận định.
Thanh khoản sàn TP HCM đạt 28.378 tỷ đồng, tăng hơn 7.300 tỷ đồng so với hôm qua và là mức cao nhất trong vòng hai tháng trở lại đây. Tiền chảy nhiều nhất vào nhóm bất động sản, tài chính, nguyên vật liệu và công nghiệp. HPG tiếp tục có giá trị cao nhất với 1.658 tỷ đồng, sau đó là KBC gần 1.490 tỷ đồng và TCB hơn 860 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài nay giải ngân mạnh vào thị trường cổ phiếu và cắt đứt chuỗi bán ròng bảy phiên trước đó. Giá trị mua vào đạt 2.424 tỷ đồng, trong khi bán ra chỉ 1.400 tỷ đồng. HPG, KBC, STB, GAS và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 được khối ngoại mua nhiều nhất.
Lãnh đạo công ty chứng khoán trên nói thêm, phiên tăng hôm nay giúp thị trường thoát khỏi xu hướng đi ngang. Nhóm vốn hoá lớn đã lấy lại niềm tin trong mắt nhà đầu tư nên khả năng tâm lý hưng phấn sẽ duy trì trong vài phiên tới, sau đó đối diện dần với áp lực chốt lời.
Phương Đông
VNexpress.net
 

Tin liên quan

25/10/2021
Lo ngại Fed tăng lãi suất và áp lực lên lãi suất trong nước

(KTSG) – Gần đây, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã có động thái giảm dần quy mô gói nới lỏng định lượng, qua đó mở ra tín hiệu về việc kết thúc chu kỳ nới lỏng tiền tệ mạnh tay để hỗ trợ kinh tế qua đại dịch. Điều này sẽ tác động như thế nào đến chính sách tiền tệ của Việt Nam?

20/10/2021
Xu hướng “work from home” thúc đẩy nhu cầu tìm mua BĐS có không gian sống khoẻ

Theo dữ liệu từ Deloitte Việt Nam, Covid-19 có vai trò làm chất xúc tác khiến người dân quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe. Tiêu chí về một căn hộ chất lượng, an toàn, đảm bảo sức khoẻ (48%) cũng lấn lướt các yếu tố về giá cả (35%), giá trị thương hiệu (10%) và các yếu tố khác.

19/10/2021
2 kịch bản thị trường bất động sản “sống chung với dịch bệnh”

Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, về mặt tích cực, đây sẽ là cơ hội để các nhà quy hoạch bất động sản đô thị và các nhà hoạch định kinh tế nhìn lại.