Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hồi phục và tăng trưởng, bức tranh phát triển của thị trường BĐS cũng theo đó khởi sắc khi nhu cầu ở nhiều phân khúc vẫn tích cực, cùng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các địa phương đang triển khai.
Bất động sản đô thị vệ tinh "đón sóng" đầu tư cuối năm 2021
Theo thống kê từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tính đến ngày 20/10/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 15,15 tỷ USD. Bất chấp dịch bệnh nhưng Việt Nam vẫn ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ trong những tháng cuối năm 2021 và là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc khôi phục kinh tế cũng mang đến những tín hiệu lạc quan cho toàn thị trường BĐS Vùng Thủ đô. Trên đà hồi phục chung của thị trường, không riêng gì Thủ đô Hà Nội mà các tỉnh, thành lân cận cũng ghi nhận những đợt sóng quan tâm về nhà đất.
Theo phân tích của các chuyên gia, so với vàng, chứng khoán hay các kênh đầu tư nhỏ lẻ khác thì BĐS vẫn là nơi gửi gắm dòng tiền an toàn nhất. Đặc biệt là sau biến cố đại dịch Covid-19, nhiều người nhận ra việc để dòng tiền đứng yên, hay đầu tư vào các lĩnh vực khác tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với BĐS. Trong đó, nhu cầu sở hữu một BĐS thứ 2 làm nơi tránh dịch đang tác động lớn đến thị trường.
Ở các thị trường giáp ranh Thủ đô Hà Nội như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương… mức độ quan tâm, giao dịch mua bán tìm hiểu thị trường đang tăng lên đáng kể. Chỉ trong vài tuần qua, nhiều địa phương ghi nhận nhu cầu đi xem đất, thực hiện các giao dịch bắt đầu trở nên nhộn nhịp hơn.
Đặc biệt, thị trường Bắc Ninh đã ghi nhận sức hút lớn khi toàn khu vực luôn tăng nhiệt. Nhiều dự án tiềm năng thuộc các khu vực thuận tiện kết nối giao thông như Thành phố Từ Sơn vẫn có mức giá tăng đều trong và sau đại dịch. Thậm chí nhiều chuyên gia dự báo sẽ có những đợt sốt nhẹ khi nhu cầu săn mua bất động sản tăng cao vào những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Trích bài viết Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế