Vào thời điểm cuối năm việc kiếm tìm kênh rót vốn vừa đảm bảo an toàn, vừa có cơ hội gia tăng lợi nhuận đang trở thành bài toán của nhiều nhà đầu tư. Vậy "vùng trũng" đó là thị trường nào?
Bất động sản vẫn là kênh hàng đầu thu hút vốn đầu tư
Trong một bài trả lời phỏng vấn báo Kinh tế & Đô thị hồi tháng 4/2021 chuyên gia Trần Khánh Quang đã nêu ý kiến về sự tác động qua lại giữa thị trường chứng khoán và bất động sản. Khi bất động sản tăng giá, nhà đầu tư nếu dư tiền sẽ rót vốn vào chứng khoán, và ngược lại, khi thắng ở thị trường chứng khoán thì họ cũng sẽ chuyển một phần lợi nhuận qua kênh bất động sản. Trong thời gian vừa qua, khi thị trường chứng khoán có nhiều diễn biến trái chiều khó lường đã khiến giới đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư F0 lo lắng. Do đó, khi một phần dòng vốn được rút khỏi chứng khoán để chuyển sang bất động sản được xem như một hệ quả tất yếu sau những cú rung lắc của thị trường.
Bước sang những tháng cuối năm, lĩnh vực kiều hối cũng ghi nhận sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư. Trước đó trong báo cáo cập nhật dữ liệu của Ngân hàng thế giới đã điều chỉnh nguồn kiều hối tại Việt Nam năm 2020 từ 15,7 tỷ USD lên 17,2 tỷ USD. Mức tăng tương đương 5% GDP năm 2020 đã đưa Việt Nam lọt Top 10 các quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương có tỷ trọng kiều hối trên GDP cao nhất. Từ đà tăng năm 2020, nhiều chuyên gia nhận định lượng kiều hối đổ về trong nước sẽ tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm 2021 và đổ phần lớn vào bất động sản.
Bên cạnh yếu tố thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô cũng đang trở thành đòn bẩy hiệu quả kích cầu đầu tư sơ cấp và thứ cấp. Ngày 28/9 Thường trực Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ ngành, địa phương về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Tại hội nghị, Bộ Tài chính dự kiến thực hiện giải ngân hết 9 tháng đầu năm đạt 218.550 tỷ đồng, tương đương 47,30% kế hoạch, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 95% đặt ra trước đó. Bởi vậy, áp lực giải ngân vốn đầu tư công tăng mạnh trong quý 4 đang được xem là cơ hội để thúc đẩy thị trường bất động sản tăng tốc.
Trích bài viết của Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
 

Tin liên quan

07/12/2021
Từ năm 2022, động lực nào sẽ “kéo” bất động sản sôi động trở lại?

Các nút thắt pháp lý sẽ được tháo gỡ giúp nguồn cung bất động sản phục hồi mạnh mẽ, nhất là tại TP.HCM, một số quy hoạch được phê duyệt sẽ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và giá đất... là những yếu tố giúp thị trường bất động sản tăng trưởng trở lại từ năm 2022…

06/12/2021
Phân khúc BĐS nào sẽ tăng giá mạnh trong năm 2022?

Theo các chuyên gia, nhà ở sơ cấp sẽ khó có thể giảm trong năm 2022, do chi phí phát triển dự án gồm tiền đền bù và chi phí tài chính tăng cao. Cùng với đó, chi phí nguyên vật liệu xây dựng đang tăng mạnh. Các chủ đầu tư có thể sẽ tiếp tục đưa ra các chính sách bàn giao tốt hơn, hỗ trợ kéo dài tiến độ thanh toán để kích cầu thay vì giảm giá bán sơ cấp.

03/12/2021
Cuối năm, tiền đang đổ vào đâu?

Trong tháng 10/2021, ngay sau khi nới lỏng giãn cách nhu cầu tìm mua bất động sản trên cả nước tăng mạnh, đặc biệt nhiều tỉnh thành phía Nam phục hồi từ 50 – 90%.