Theo tổng hợp của Bộ Xây dựng, đến cuối năm 2021, số lượng nhà ở đưa ra giao dịch trên thị trường nhưng còn tồn, chưa có giao dịch trong năm 2021 ước tính vào khoảng 2.286 căn hộ, ít hơn nhiều so với năm 2020 (năm 2020 khoảng 9.000 căn).
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý 4/2021, cả nước có 49 dự án với 15.169 căn hộ chung cư được cấp phép xây dựng (tăng khoảng 125,6% so với quý 3/2021); có 1.046 dự án với 299.075 căn hộ chung cư đang triển khai xây dựng (tăng khoảng 148,7% so với quý 3/2021); có 47 dự án với 8.502 căn hộ chung cư đã hoàn thành.
Cụ thể, tại miền Bắc có 24 dự án với 3.657 căn hộ chung cư được cấp phép; có 195 dự án với 149.170 căn hộ chung cư đang triển khai xây dựng; có 11 dự án với 888 căn hộ chung cư đã hoàn thành.
Tại miền Trung có 6 dự án với 1.814 căn hộ chung cư được cấp phép; có 124 dự án với 57.141 căn hộ chung cư đang triển khai xây dựng; có 8 dự án với 2.530 căn hộ hoàn thành.
Tại miền Nam có 19 dự án với 9.698 căn hộ chung cư được cấp phép; có 727 dự án với 92.764 căn hộ chung cư đang triển khai xây dựng; có 28 dự án với 5.084 căn hộ hoàn thành.
Về lượng giao dịch, tổng hợp số liệu từ các địa phương cho thấy, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ là 44.690 giao dịch thành công, tổng lượng giao dịch bằng khoảng 384% so với quý 3/2021. Trong đó, tại miền Bắc có 9.217 giao dịch, tại miền Trung có 5.355 giao dịch, tại miền Nam có 30.118 giao dịch. Riêng tại Hà Nội có 2.465 giao dịch thành công; tại Tp.HCM có 7.640 giao dịch thành công.
Đáng chú ý, theo tổng hợp đến cuối năm 2021, số lượng nhà ở đưa ra giao dịch trên thị trường nhưng còn tồn, chưa có giao dịch trong năm 2021 ước tính vào khoảng 2.286 căn hộ, ít hơn nhiều so với năm 2020 (năm 2020 khoảng 9.000 căn).
Theo Bộ Xây dưng, lượng tồn kho bất động sản năm 2021 giảm so với năm 2020 nguyên nhân một phần do nguồn cung hầu hết các phân khúc bất động sản mới của thị trường đều hạn chế. Nhìn chung, các phân khúc như căn hộ bình dân, căn hộ trung cấp, nhà ở riêng lẻ và đặc biệt là đất nền đều được hấp thụ tốt và tính thanh khoản cao, hầu như không phát sinh tồn kho. Lượng tồn kho bất động sản chủ yếu tập trung vào phân khúc căn hộ, nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và đặc biệt là đối với các dự án ở vị trí có điều kiện hạ tầng không thuận lợi.
Bảo Anh
Theo Nhịp sống kinh tế
 

Tin liên quan

09/02/2022
Vì sao bất động sản vẫn giữ vị thế kênh đầu tư an toàn nhất?

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, trong môi trường lạm phát tăng thì mức độ phục hồi – sốt của từng phân khúc rất khác nhau. Với phân khúc chung cư, năm qua phục hồi khá nhanh, nhất là chung cư giá rẻ và giá trung bình. Phân khúc này có tỉ lệ giao dịch thành công khá cao và tỉ lệ người sử dụng cuối cùng khá lớn. Dự báo đây sẽ là phân khúc sôi động nhất năm 2022. Giá phân khúc này cũng sẽ có xu hướng tăng mạnh trong năm nay.

08/02/2022
Bất ngờ về thị trường bất động sản năm 2022

Nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2022 giá nhà vẫn sẽ tiếp tục đà tăng giá dù nguồn cung dự kiến tăng trở lại nhưng nhu cầu đầu tư vẫn lớn. Tuy nhiên, sẽ tốt cho người mua để ở chứ không phải mua đầu tư.

08/02/2022
Bất động sản nghỉ dưỡng “trở lại đường đua” năm 2022?

Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, BĐS nghỉ dưỡng và bất động sản du lịch sẽ là điểm sáng hấp dẫn đầu tư của năm 2022, với vai trò tiên phong trong thúc đẩy đô thị hoá.